An-nam ta là nước nông nghiệp mà đặc trưng của một nước nông nghiệp là người dân phải biết nuôi heo và trồng rau. Tuy thế đã có một thời nuớc ta chỉ chú trọng phần trồng rau mà quên đi mất phần nuôi heo nên mới có chuyện lấy phân người tưới rau là vậy. Đến khi phân người cũng hiếm mới sinh ra sáng kiến lấy rau làm phân, nhân dân không gọi là phân rau mà gọi là phân xanh cho nó...cách mạng. Trong bữa cơm có miếng tóp mỡ heo cũng là điều xa xỉ. Thời khó khăn, thức ăn của nguời là lúa mì (bobo), khoai, sắn...độn gạo (đúng nghĩa là độn gạo) hay cháo các loại trên với gạo và rau già (rau non còn để bán). Ai ở vào thời đó nghĩ lại tôi cam đoan rằng đều vãi đái hết. Đấy là con may, khi hết những thức đó người lại còn ăn tranh sang phần heo, đó là cám tốt nấu rau lang, ăn vào sít đặc cả cuống họng. Rồi củ chuối, thân chuối phần ruột non (cây chuối mà giờ đây mọi người chỉ ăn trái). Không biết bây chừ những người nuôi heo trang trại hay heo nhà có còn dùng thân cây chuối và củ chuối để nấu cám cho heo không chứ thời đó không những heo nhà tôi mà cả gia đình tôi đã được ăn củ chuối theo nhiều món như sau:
Xắt nhỏ hạt lựu ngâm nước muối cho đỡ chát sau đó nấu chín rồi độn gạo ăn như cơm.
Xắt nhỏ thành dây bóp hết nước chát làm gỏi.
Xắt nhỏ thành từng viên nhỏ như đốt ngón tay cái, nấu với ốc bươu bắt ngoài đồng.
Xắt nhỏ nấu canh hến, cá... (tự mò, bắt dưới sông gần nhà).
...
Nói chung chỉ là những món ăn bình dân, dân dã nhưng tuyệt ngon, không bao giờ có thừa. Đói bỏ sừ đi thì cái gì mà chả ngon mà bảo còn thừa.
Đó là chuyện đã hơn 30 năm nay. Ca vừa rồi anh em về cùng bảo nhau ghé về quán Củ chuối mới mở ở Vũng tàu làm tý, oke liền. Xe đổi ca đưa mọi người vào một quán trên đường Hoàng Hoa Thám, quán rộng, hai khu vực riêng biệt, một khu dành cho khách thích sự yên tĩnh và phòng có máy lạnh. Đi nhậu, tôi ghét nhất là vào các phòng máy lạnh. Tôi đi sau cùng, khi thấy anh em lục tục kéo trở ra thì tôi biết một số anh cũng có suy nghĩ giống mình. Vào phòng lạnh thì mùi đồ ăn, mùi thuốc lá, mùi bia rượu, mùi máy lạnh hòa quyện vào nhau, ám vào quần áo, đầu tóc cho dù cả ngày trời ra khỏi phòng rồi mà vẫn còn ngửi thấy, khiếp!!
Sau khi an tọa ở khu bên cạnh, bia ken, rượu vốtca Hà nội khui đầy bàn. Lát sau mấy tiếp viên chân dài tới nách, ỏng ẹo mang ra bốn đĩa gỏi, nhìn thấy sợi dài dài, trắng trắng với mấy cọng rau xanh, hành lá, tép khô trên đĩa, tôi hỏi đây là món gì, mọi người bảo củ chuối đấy, thấy tôi đang nửa tin nửa ngờ, mọi người nhìn tôi cười như là tôi đang lạc vào cõi mơ. Bộ anh tưởng anh vào quán củ chuối chỉ là cái tên thôi à. Củ chuối chính hiệu đó. Bà mẹ ơi, tôi đâu có ngờ rằng cái thứ mà gia đình tôi dùng để cứu đói cách đây hơn 30 năm giừ vào nhà hàng với giá 35K/đĩa chứ!!
Tôi run run cầm đũa (chắc là đang đói) gắp một miếng đưa vào miệng, vị chát của nó thì không lẫn vào đâu được. Mùi thì là lạ bởi họ làm gỏi theo kiểu người Bắc, nhưng cũng ngon ra phết. Sau đó là các món Ốc nấu củ chuối, ba ba nấu củ chuối... món nào cũng ngon cả.
Ừ, nghĩ cũng hay hay, ngày xưa đói khổ củ chuối cũng ngon, ngày nay có ăn có mặc thì củ chuối vào nhà hàng cũng ngon. Vậy là củ chuối ngon thật rồi.....
Hết tiệc, các món chuối còn thừa đầy trên bàn cùng với rượu bia, thường là thế. Nhưng không biết các con heo bây giờ nghĩ thế nào khi ăn món thừa này. À mà mấy con heo ăn củ chuối ngày xưa bây giờ còn đâu....
Xắt nhỏ hạt lựu ngâm nước muối cho đỡ chát sau đó nấu chín rồi độn gạo ăn như cơm.
Xắt nhỏ thành dây bóp hết nước chát làm gỏi.
Xắt nhỏ thành từng viên nhỏ như đốt ngón tay cái, nấu với ốc bươu bắt ngoài đồng.
Xắt nhỏ nấu canh hến, cá... (tự mò, bắt dưới sông gần nhà).
...
Nói chung chỉ là những món ăn bình dân, dân dã nhưng tuyệt ngon, không bao giờ có thừa. Đói bỏ sừ đi thì cái gì mà chả ngon mà bảo còn thừa.
Đó là chuyện đã hơn 30 năm nay. Ca vừa rồi anh em về cùng bảo nhau ghé về quán Củ chuối mới mở ở Vũng tàu làm tý, oke liền. Xe đổi ca đưa mọi người vào một quán trên đường Hoàng Hoa Thám, quán rộng, hai khu vực riêng biệt, một khu dành cho khách thích sự yên tĩnh và phòng có máy lạnh. Đi nhậu, tôi ghét nhất là vào các phòng máy lạnh. Tôi đi sau cùng, khi thấy anh em lục tục kéo trở ra thì tôi biết một số anh cũng có suy nghĩ giống mình. Vào phòng lạnh thì mùi đồ ăn, mùi thuốc lá, mùi bia rượu, mùi máy lạnh hòa quyện vào nhau, ám vào quần áo, đầu tóc cho dù cả ngày trời ra khỏi phòng rồi mà vẫn còn ngửi thấy, khiếp!!
Sau khi an tọa ở khu bên cạnh, bia ken, rượu vốtca Hà nội khui đầy bàn. Lát sau mấy tiếp viên chân dài tới nách, ỏng ẹo mang ra bốn đĩa gỏi, nhìn thấy sợi dài dài, trắng trắng với mấy cọng rau xanh, hành lá, tép khô trên đĩa, tôi hỏi đây là món gì, mọi người bảo củ chuối đấy, thấy tôi đang nửa tin nửa ngờ, mọi người nhìn tôi cười như là tôi đang lạc vào cõi mơ. Bộ anh tưởng anh vào quán củ chuối chỉ là cái tên thôi à. Củ chuối chính hiệu đó. Bà mẹ ơi, tôi đâu có ngờ rằng cái thứ mà gia đình tôi dùng để cứu đói cách đây hơn 30 năm giừ vào nhà hàng với giá 35K/đĩa chứ!!
Tôi run run cầm đũa (chắc là đang đói) gắp một miếng đưa vào miệng, vị chát của nó thì không lẫn vào đâu được. Mùi thì là lạ bởi họ làm gỏi theo kiểu người Bắc, nhưng cũng ngon ra phết. Sau đó là các món Ốc nấu củ chuối, ba ba nấu củ chuối... món nào cũng ngon cả.
Ừ, nghĩ cũng hay hay, ngày xưa đói khổ củ chuối cũng ngon, ngày nay có ăn có mặc thì củ chuối vào nhà hàng cũng ngon. Vậy là củ chuối ngon thật rồi.....
Hết tiệc, các món chuối còn thừa đầy trên bàn cùng với rượu bia, thường là thế. Nhưng không biết các con heo bây giờ nghĩ thế nào khi ăn món thừa này. À mà mấy con heo ăn củ chuối ngày xưa bây giờ còn đâu....
0 Comments:
Post a Comment