Sau bao tháng luyện tay lái trên sa hình giả và đi đường trường (Vũng tàu, Bình dương, Tây ninh..), cuối cùng ngày thi cũng đến. Khoảng 1 tuần trước khi thi thầy bảo anh có chắc là qua được phần lý thuyết không, tôi bảo yên tâm đi anh qua được mà, thi thử toàn 29, 30 điểm không hà. OK vậy anh khỏi phải lo và em cũng không cần lo thanh tra việc lý thuyết là anh đỡ tốn 1T, trời dữ vậy ta, thôi để tiền đó anh em ta đi lai rai đi, anh qua mà.
Đối với lý thuyết - điều tối thiểu cần biết đối với mỗi lái xe - việc học cho hiểu, thuộc chẳng mấy khó khăn, nhưng nhiều người viện cớ này cớ nọ không học nổi nên mới sinh ra nạn "chống trượt" lý thuyết.
Giá cho mỗi lần "chống trượt" này từ 500.000 đồng – 1 T. Thí sinh vẫn ngồi vào máy theo số báo danh, nhưng đã được "phím" sẵn nên chỉ việc làm những câu nào mà mình chắc chắn đúng, còn giám thị sẽ điền nốt những câu còn lại. Điều lạ là những người này thường là làm rất sớm hoặc rất trễ vì tránh trong khoảng thời gian bật camera theo dõi trong phòng thi.
Học lý thuyết thì cũng có một trang sớ dài thòng 3-4 trang giúp học vẹt đáp án như một cái máy mà không cần hiểu gì, nhiều khi không đọc hết cả đáp án. Chỉ cần thuộc những câu thần chú như "Tăng 1, giảm 2", "Sớm 1, muộn 2", "Máu 2, thở 1"... là có thể làm ngon lành những câu hỏi đó trong giây lát (tăng giảm số ôtô: Tăng - ý 1, giảm - ý 2; điều chỉnh đánh lửa: Sớm sang muộn - ý 1, muộn sang sớm - ý 2...). Có thằng bạn thấy tôi học kỹ quá, nó cười (mình học cho hiểu mà, chứ đâu học vẹt như trên nên nó lạ, khi tôi hỏi vài vấn đề mà tôi không hiểu thì nó cũng chịu (nó có bằng, có xe rồi, trời ạ)
Trung tâm tôi thi sát hạch có từ 14-20 xe gắn chíp để thí sinh thi trên sa hình. Nếu muốn chọn xe tốt, xe quen, giá thuê phải trả sẽ khoảng 200.000 đồng/xe/giờ. Tôi được thầy thuê cho một xe còn mới, (tiền thuê xe đã bao gồm trong giá tiền học) chạy được hai vòng đầu đạt điểm tối đa, thấy thế thầy bảo thôi anh nhường cho những người yếu. Tôi ok nhưng nghĩ mịa tiền mình mà… Trước ngày thi tôi được chạy thử lần nữa, ok luôn. Hôm thi thầy bảo anh đến sớm để dượt lại lần cuối trước khi thi gọi là khởi động tay chân. Chà ưu ái dữ ta hay là thầy thấy mình chạy ít giờ quá nên …. Thật ra thầy cũng sợ học trò mà rớt thì cũng mất uy tín thầy và điều quan trọng là nếu học trò rớt nhiều quá thì khóa sau thầy không được trung tâm bố trí cho nhiều đơn học nữa, là thất thu. Vậy nên thầy cũng lo.
Học lý thuyết thì cũng có một trang sớ dài thòng 3-4 trang giúp học vẹt đáp án như một cái máy mà không cần hiểu gì, nhiều khi không đọc hết cả đáp án. Chỉ cần thuộc những câu thần chú như "Tăng 1, giảm 2", "Sớm 1, muộn 2", "Máu 2, thở 1"... là có thể làm ngon lành những câu hỏi đó trong giây lát (tăng giảm số ôtô: Tăng - ý 1, giảm - ý 2; điều chỉnh đánh lửa: Sớm sang muộn - ý 1, muộn sang sớm - ý 2...). Có thằng bạn thấy tôi học kỹ quá, nó cười (mình học cho hiểu mà, chứ đâu học vẹt như trên nên nó lạ, khi tôi hỏi vài vấn đề mà tôi không hiểu thì nó cũng chịu (nó có bằng, có xe rồi, trời ạ)
Trung tâm tôi thi sát hạch có từ 14-20 xe gắn chíp để thí sinh thi trên sa hình. Nếu muốn chọn xe tốt, xe quen, giá thuê phải trả sẽ khoảng 200.000 đồng/xe/giờ. Tôi được thầy thuê cho một xe còn mới, (tiền thuê xe đã bao gồm trong giá tiền học) chạy được hai vòng đầu đạt điểm tối đa, thấy thế thầy bảo thôi anh nhường cho những người yếu. Tôi ok nhưng nghĩ mịa tiền mình mà… Trước ngày thi tôi được chạy thử lần nữa, ok luôn. Hôm thi thầy bảo anh đến sớm để dượt lại lần cuối trước khi thi gọi là khởi động tay chân. Chà ưu ái dữ ta hay là thầy thấy mình chạy ít giờ quá nên …. Thật ra thầy cũng sợ học trò mà rớt thì cũng mất uy tín thầy và điều quan trọng là nếu học trò rớt nhiều quá thì khóa sau thầy không được trung tâm bố trí cho nhiều đơn học nữa, là thất thu. Vậy nên thầy cũng lo.
Ngồi trên xe thi sa hình thí sinh rớt phần nhiều là tâm lý, một số không luyện kỹ. Trên xe, trên loa phóng thanh chung cứ gọi số xe rớt oang oang và thỉnh thoảng lại thấy một xe chở các thầy đi lấy xe về. Chờ đợi và chờ đợi, mệt mỏi và lo lắng hiện rõ lên khuôn mặt của các thí sinh.
Tất cả những ai vượt qua hai vòng thi lý thuyết và sa hình (tôi thi lý thuyết 30/30. Sa hình 95/100) tiếp tục vượt nốt phần thi cuối cùng: Đi trên đường thực tế. Chờ đến gần 5 giờ chiều nhóm chúng tôi gần 40 người được đẩy lên một cái xe 29 chỗ ngồi nom như xe chở súc vật, bánh xe xục xịch, cái gì dưới gầm xe kêu cạch cạch như là trục láp muốn gẫy. Mấy ông xe ôm chạy theo nhắc nhở, cô giáo dậy lái bảo kệ nó xe của TT mà, hư đâu sửa đó, thế là cứ đi, trước mặt là một chiếc KIA 4 chỗ trên đó có hai vị giám khảo và cứ thế từng chú, từng chú leo lên chạy khoảng 200m thì tụt xuống thay chú khác, chiếc xe của chúng tôi làm nhiệm vụ chở người. Đây là vòng thi dễ nhất, lên xe bật xi nhan trái ra đường lên số cho ngọt ,xi nhan phải, vào lề, stop. Nhưng để tránh gặp những rắc rối cuối cùng, nhiều thí sinh chọn giải pháp an toàn: "Bồi dưỡng" cho thầy 50.000 đồng tiền "trà nước"...Cuối cùng chỉ béo mấy ông xe ôm, vì là vòng cuối ai cũng tranh thủ về sớm nên sau khi thi xong là lên ngay xe ôm về thẳng trường và chuồn cho lẹ.
Tất cả những ai vượt qua hai vòng thi lý thuyết và sa hình (tôi thi lý thuyết 30/30. Sa hình 95/100) tiếp tục vượt nốt phần thi cuối cùng: Đi trên đường thực tế. Chờ đến gần 5 giờ chiều nhóm chúng tôi gần 40 người được đẩy lên một cái xe 29 chỗ ngồi nom như xe chở súc vật, bánh xe xục xịch, cái gì dưới gầm xe kêu cạch cạch như là trục láp muốn gẫy. Mấy ông xe ôm chạy theo nhắc nhở, cô giáo dậy lái bảo kệ nó xe của TT mà, hư đâu sửa đó, thế là cứ đi, trước mặt là một chiếc KIA 4 chỗ trên đó có hai vị giám khảo và cứ thế từng chú, từng chú leo lên chạy khoảng 200m thì tụt xuống thay chú khác, chiếc xe của chúng tôi làm nhiệm vụ chở người. Đây là vòng thi dễ nhất, lên xe bật xi nhan trái ra đường lên số cho ngọt ,xi nhan phải, vào lề, stop. Nhưng để tránh gặp những rắc rối cuối cùng, nhiều thí sinh chọn giải pháp an toàn: "Bồi dưỡng" cho thầy 50.000 đồng tiền "trà nước"...Cuối cùng chỉ béo mấy ông xe ôm, vì là vòng cuối ai cũng tranh thủ về sớm nên sau khi thi xong là lên ngay xe ôm về thẳng trường và chuồn cho lẹ.
Sau hơn 3 tháng khổ luyện, cuối cùng tôi cũng sẽ cầm tấm bằng trong tay (nghe thầy nói là sau hai tuần thì có bằng) với niềm tự hào nho nhỏ vì đã không phải dùng đến "mẹo", đến "chống trượt" hay "bao lái". Thế nhưng, chẳng hiểu sao, đến lúc cầm lái chiếc xe chạy ra phố (xe thuê tự lái) lần đầu, rồi lần thứ hai, thứ ba, vẫn thấy chưa thực sự tự tin lắm, thần kinh căng thẳng như dây đàn. Hóa ra, ngồi lái có thầy bên cạnh vẫn khác hẳn cái cảm giác "một mình một ngựa" giữa dòng đường xuôi ngược.
Chạy cái xe tay ga (số tự động) của chú em, tôi thấy sướng thật, chân tay không phải làm việc nhiều, nhưng thật ra không đã bằng chạy chiếc xe số côn (số sàn). Trong trường không dạy chạy xe số tự động nên một số anh có tiền mà lái yếu thì thích mua xe số tự động và phải làm quen rất lâu mới lái được. Có anh còn tệ hơn nữa, nhiều lúc đạp chân ga lại ra chân phanh và ngược lại
Thế mới thấu hiểu, vì sao dạo này lại lắm "xe điên" lộng hành giữa phố đến vậy?
Thế mới thấu hiểu, vì sao dạo này lại lắm "xe điên" lộng hành giữa phố đến vậy?
Sau này nếu có tiền mua xe thì tôi sẽ mua xe số sàn để thỏa mãn cái thú chinh phục xe.